Cách Đan Cót Tre

Tre đã lâu trở thành một đồ vật không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Nhu cầu sử dụng cót tre trong đời sống hàng ngày, xây dựng và trang trí ngày càng tăng cao. Trong bài viết này, Tre Lá Đạt Thành sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về cách đan cót tre và các làng nghề đan cót truyền thống nổi tiếng hiện nay.

cách đan cót tre

Cót tre được đan như thế nào?

Cót tre là quá trình đan các nan tre đã được chẻ sẵn lại với nhau để tạo thành một tấm có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình đan lát yêu cầu kỹ năng và sự tỉ mỉ và thường được thực hiện bởi những nghệ nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt.

Nghề đan cót tre đã xuất hiện ở Việt Nam hàng trăm năm trước đây. Ban đầu, cót tre được sử dụng để làm trần, mái che nắng, che mưa, be bờ và nhiều mục đích khác. Theo thời gian, đan cót tre đã trở thành một nghề thủ công có giá trị văn hóa cao và cần được bảo tồn.

cách đan cót tre

Nguyên liệu dùng để đan cót tre

Nguyên liệu dùng để đan cót tre thì cây tre vẫn là nguyên liệu chính, mặc dù có thể thay thế bằng nứa, lồ ô, vv. Cây tre trồng khoảng 2-3 năm có thể khai thác. Vật liệu tre được xem là chất liệu chủ đạo cho các công trình trong tương lai và có thể tồn tại hàng chục năm.

Để đan cót tre không cần thông qua bất kỳ quá trình xử lý đặc biệt nào. Vì vậy, giá của cây tre khá rẻ. Tuy nhiên, nó mang lại giá trị sử dụng cao vì những tấm cót tre có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ.

cách đan cót tre

Nghề đan cót xuất hiện từ khi nào?

Nghề đan cót truyền thống từ những năm 50-90 của thế kỷ 20 đã đóng góp rất lớn vào giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình nghèo ở các vùng quê. Tuy nhiên, sau khi nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu của người dân đã thay đổi và nhiều hộ gia đình đã từ bỏ nghề đan cót.

Hiện nay, nghề đan cót không còn phổ biến và đang dần mai một. Để bảo tồn và phát triển nghề, cần có hướng đi mới, sản phẩm mới và độc đáo. Việc phát triển các sản phẩm thay thế cũng là cách để giúp nghề đan cót truyền thống được phát triển và tồn tại lâu dài.

nghề đan cót

Những cách đan cót tre phổ biến hiện nay

Sau nhiều thế kỷ và ở nhiều làng nghề khác nhau, cách đan cót tre cũng đã trải qua sự cải tiến và không ngừng được đổi mới. Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, việc sử dụng các phương pháp đan lát hợp lý là cần thiết.

Đang cót tre thủ công truyền thống

Cách đan cót tre thủ công này đã được các làng nghề áp dụng từ xưa đến nay. Cách làm không tốn nhiều chi phí và trang thiết bị như cách đan cót ép tre bằng máy móc hiện đại. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Bước 1: Thu hoạch các cây tre đạt tiêu chuẩn.
  • Bước 2: Xử lý cây tre bằng các phương pháp khác nhau như ngâm tre dưới hồ bùn khoảng 15-20 ngày, phơi tre tại khu vực gần sông, hồ hoặc hun khói các cây tre để tăng độ dẻo dai và chống mối mọt cho tre.
  • Bước 3: Sử dụng dao sắc bén tỷ mỹ chẻ những nan che bằng nhau mỏng như lá lúa và thực hiện đan từ bàn tay của những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm.
  • Bước 4: Đan các nan tre lại với nhau thành tấm.

Với phương pháp thủ công này, mỗi người có thể đan được từ 3-4 tấm/ngày.

>> Tham khảo thêm bài viết: Cách Đan Mành Tre

cách đan cót tre

Đan cót tre bằng máy móc hiện đại

Đan cót tre bằng máy móc là phương pháp hiện đại, áp dụng các trang thiết bị máy móc vào quá trình xử lý và đan lát. Quy trình thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chọn nguyên liệu tre, nứa già đủ tiêu chuẩn.
  • Bước 2: Xử lý bằng cách luộc hơi để cây tre dẻo dai.
  • Bước 3: Tiến hành ngâm bằng hóa chất chuyên dụng để cây tre có màu tự nhiên, đồng thời giúp xử lý chống mối mọt cho các thân cây tre.
  • Bước 4: Tiến hành chẻ tre ra từng nan mỏng như lá lúa bằng máy chuyên dụng.
  • Bước 5: Tiến hành đan các nan tre lại với nhau bằng tay, vì tại Việt Nam hiện chưa có công cụ hỗ trợ cho giai đoạn này.

Phương pháp đan cót tre bằng máy giúp cải thiện đáng kể thời gian và năng suất sản xuất. Độ chính xác của các sản phẩm cao nên giúp tăng giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này cần vốn đầu tư nhiều vào trang thiết bị.

>> Tham khảo sản phẩm: Cót Ép 2 Lớp

cách đan cót tre

Một số làng nghề đan cót tre truyền thống nổi tiếng

Trên khắp lãnh thổ của Việt Nam có nhiều làng nghề nổi tiếng về đan cót tre, đây là một ngành nghề mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế. Những làng nghề này cung cấp một lượng lớn cót tre cho cả nước. Dưới đây là một số làng nghề đan cót nổi tiếng như:

nghề đan cót

Tương lai nghề đan cót truyền thống có bị mai một?

Nhìn về quá khứ và hiện tại, ta thấy rõ rằng nghề đan cót đang suy giảm về số lượng rất nhiều, khi ngày càng có nhiều người trẻ từ các làng nghề đi tìm kiếm việc làm ở các thành phố, nhà máy, công ty. Sự phát triển của cuộc sống kéo theo nhu cầu của con người ngày càng lớn, nhưng công việc đan cót lại tốn nhiều thời gian và thu nhập không đủ để đáp ứng nhu cầu. Người trẻ không muốn theo đuổi nghề này và sản phẩm mới, tốt hơn đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Khó có sản phẩm nào tồn tại mãi nếu không có sự thay đổi và cần làm mới để tránh bị đào thải khỏi thị trường. Cót tre đã tồn tại quá lâu và giờ là thời điểm để cải tiến nó. Đây là bài toán mà những người làm nghề cần giải quyết để không trở thành ký ức của quá khứ.

Thông qua bài viết trên của Tre Lá Đạt Thành, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu quy trình cách đan cót tre ra sao. Dù đã xuất hiện nhiều loại vật liệu nhân tạo có tính ứng dụng cao, nhưng nghề đan cót tre vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng vật liệu xanh trong tương lai đang ngày càng phát triển. Việc sử dụng cót tre không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa mà còn thân thiện với môi trường, đồng thời lại có giá cả phải chăng.

Quý khách hàng cần mua cót tre tại TPHCM và các Tỉnh Thành trên toàn quốc. Liên hệ ngay với Tre Lá Đạt Thành qua Hotline: 0797.11.3399 – 070.373.7777 hoặc xem trực tiếp mẫu tại Showroom: 68/1G Đường 18B, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

>> Tham khảo thêm về sản phẩm được xem nhiều: Giường Mây Mắt Cáo

cách đan cót tre